Về kỹ thuật chụp

Về kỹ thuật chụp cho beginer như mình: http://digital-photography-school.com
1.Về ISO(độ nhạy với ánh sáng của cảm biến máy ảnh):Mở rộng dải ISO lên khủng khiếp,có những bản update mới nhất của CHDK dành cho 1 số máy,ISO của bạn có thể chạy từ 80-3200,con số này đến nay vẫn tiếp tục tăng,như vậy,bạn có thể chụp những bức ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng trầm trọng.
2.Về tốc độ màn trập-hay còn gọi là tốc độ chụp(cái này là thời gian màn trập máy ảnh mở ra để lưu hình,mở càng nhanh thì sẽ chụp đc ảnh chuyển động càng nhanh và ngược lại,mở càng chậm thì càng chụp đc ảnh sáng hơn và ngược lại):nếu ai dùng máy Canon có chế độ tự chỉnh tay(manual) hay chế độ Tv(ưu tiên khẩu độ) sẽ thấy cùng lắm máy PnS chỉ mở cửa trập từ 1/3200 s-15 s,nhưng với CHDK,trị số này bây giờ là 1/10.000s-64s !!!bạn sẽ tha hồ chụp được những bức ảnh thể thao trong ngày nắng to hay chụp bầu trời sao băng đêm đồng nội.
3.Về độ mở rộng màn trập-hay còn gọi là khẩu độ(cái này là kích thước của lỗ màn trập,nó mở càng rộng thì ảnh càng sáng và ảnh càng có độ sâu):Có 1 nhược điểm đáng chấp nhận được của SHDK đó là không làm cho màn trập to ra hơn được(do thiết kế đường kính ống kính máy rồi ) nhưng việc làm nó bé hơn thì lại dễ,với SHDK,lỗ màn trập bây giờ mở rộng ra tới 1/10 hoặc 1/20.kết hợp với kiến thức dùng tốc độ chụp,bạn hoàn toàn có thể tạo ra những bức ảnh chân dung hay phong cảnh có độ sâu ưng ý.
4.Về định dạng ảnh:hầu hết máy PnS chỉ lưu ảnh dưới định dạng .JPEG(trừ 1 số máy như dòng G như G9 hay G10)đây là định dạng ảnh số khá phổ biến,tuy nhiên lại không phải ảnh gốc,để có định dạng này,ảnh đã bị nén và xử lý số qua kha khá nhiều,thế nên không còn được chất lượng chuẩn nữa.Định dạng RAW chính là định dạng thô của ảnh,file ảnh dạng này có size lớn hơn nhiều JPEG nhưng đủ số điểm ảnh và chi tiết hơn,cũng bớt nhiễu hơn,đặc biệt hoàn toàn có thể chỉnh sáng và cân bằng trắng sau khi đưa vào máy.Với SHDK,từ nay máy bạn tha hồ chụp file dạng RAW về mà trải nghiệm cảm jác dân pro nhé.
5.Về Histogram và Grid: bạn có thấy trên màn hình máy mình có 1 dải đồ thị hình chuông úp ngược không?đó chình là Histogram,nói nôm na thì nhìn vào đó bạn biết được ảnh của mình đủ sáng hay không để biết mà chụp,nếu cái chuông này cân ở giữa thì ảnh của bạn OK,nếu cái chuông này lệch sáng trái,thì ảnh của bạn bị thiếu sáng và ngược lại.1 tính năng hay đấy chứ?còn về Grid,đó chính là các đường kẻ dọc và ngang nằm trên máy,đơn jản đó là cách júp bạn sắp xếp bố cục ảnh,thường thì theo luật bố cục,chủ thể bạn chụp cứ nằm vào các đường,các jao điểm thì ảnh của bạn ok.Sử dụng SHDK bạn sẽ thấy thêm rằng Histogram của nó còn phân tích ra thành 3 màu đỏ-lục-xanh(RGB),từ đó bạn sẽ dễ phân tích màu hơn.
6.Về Zebra: đây là 1 tính năng cực độc gần như chỉ có trên SHDK,khi bạn ngắm,nếu 1 vùng trên ảnh của bạn quá sáng hay quá tối,ngay lập tức vùng đó của bạn sẽ nhấp nháy ra màu đỏ hoặc xanh,từ đó báo cho bạn biết nên chỉnh sáng lại ngay.
7.Về EV hay Chế độ phơi sáng: chắc bạn cũng để ý có 1 cái thang từ -2 tới +2 EV trên máy mình rồi nhỉ,càng dịch lên cao thì ảnh sẽ càng sáng,thang này thực chất là sự tính toán kết hợp jữa Tốc độ và Khẩu độ để có được hiệu quả ảnh tối ưu trong các chế độ tự động.Nhưng,thông thường máy của bạn chỉ chuyển dời mỗi nấc lên đc 1/3 hoặc 2/3 EV,bây giờ sử dụng SHDK bạn có thể tinh chỉnh thế nào cho phù hợp thì tuỳ thích.
Còn nhiều nhiều tính năng lắm,nếu bạn nào giỏi mò về thử sức thiếp,như mở thước đo độ sâu trường ảnh(DOF-Depth of Field),,chụp điều khiển tự động,dùng các câu lệnh tắt tự động,dùng cần kéo zoom dòng máy S để chình tiêu cự tự động chẳng hạn hay là biến đèn FLASH của máy sáng liên tục thành ra đèn pin :itchingsmile,..

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ký tự viết tắt trong chat & email

dung lượng RAM lớn nhất mà HĐH cấu trúc 32-bit nhận được

Ubuntu LAMP Server