CÁCH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LAN CƠ BẢN NHẤT



1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân.

2-Nên tưới phân khi chậu lan có độ ẩm cao. Thời gian tốt nhất là sáng và chiều mát.

3-Cữ nước sau khi tưới phân nên tưới thật đẫm để xả hết phân và làm cây hấp thụ phân tốt hơn.

4-Nên dùng phân tan chậm nếu không thường xuyên tưới phân. Phân tan chậm nên bọc vào vải rồi bỏ ngoài thành chậu. Tưới nước nhiều để phân tan chậm phân huỷ tốt.

5-Trồng lan phải thường tưới phân thì cây mới tốt được. Nên tưới 1 tuần 2 lần, nếu tưới 2 ngày 1 lần thì nên tưới loãng. Nên tưới đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cho cây, để cây có đầy đủ đa, trung, vi lượng.

6-Khi tưới lan nên tưới từ từ cho lan ướt thật đẫm. Nên tưới nước và phân dạng phun sương, hạt nước càng nhỏ càng tốt (sương).

7-Phân phải hòa tan vào nước hết, quậy thật đều trước khi tưới. Nếu là phân thuốc dạng nước, nên lắc đều rồi pha vào nước.

8-Nên cân bằng lượng N-P-K trong 1 tuần hay 2 tuần để cây có đầy đủ chất làm phát triển: thân, lá, chồi, rễ, hoa,...



9-Tất cả giá thể trồng lan: sơ dừa, than, dớn, vú sữa,... đều phải ngâm và vệ sinh thật kỹ, để cho cây lan phát triển thật tốt sau này (không bị nấm).

10-Những lưu ý khi trồng lan sân thượng, lan can: chậu lan trên sân thượng phải trồng chậu to, giá thể nhỏ để giử ẩm cho cây. Chậu lan phải thường xuyên ẩm, không được khô. Khi tưới nước cho lan, phải tưới thật đẫm, tưới đi tưới lại 2-3 lần, cử chiều từ 3-4h tưới thật nhiều nước (để giải hạn buổi trưa nắng nóng). Dưới sân thượng, nền gạch nên có 1-2 thau nước, có thể mua tấm thảm nhỏ để dưới nền, để hút nước, giử ẩm môi trường chung quanh.

11-Khi cây lan phát triển mạnh, đúng sức của nó thì cây sẽ cho nhiều vòi hoa, ít rụng lá.

12-Khi bộ rễ lan nhiều, dày đặt, bám chặt vào chậu thì cây lan đó "tuyệt vời", cho ăn phân gì cây cũng tốt. Hoa dài, nhiều, ít bị rụng lá chân, ít bệnh tật.



13-Khi pha, 1 muỗng yogurt gạt ngang tương đương 1cc hoặc 1g (nếu phân bị tan chảy thì là 2g).

14-Sau khi cây tàn hoa, tuyệt đối ko được tách chiết sang chậu ngay vì khi đó cây mất sức cần bổ xung 3 lần phân có Kali cao, hoặc chờ cây hồi phục, ra rể non mới thì mới được tách chiết, thay chậu.
Tuy nhiên khi sang chậu ngay cây vẫn phát triển, tuy nhiên vẫn không đạt sức khoẻ, không hiệu quả tối ưu.

15-Nắng sáng thích hợp cho lan con, cho ra chồi, cây mới tách chiết. Còn nắng chiều phù hợp cho cây mạnh khỏe ra hoa.

16-Lan thích "an cư" vì vậy nên trồng lan cố định sớm, và cột chặt lan vào chậu. Không nên xoay chậu thường xuyên.



17-Khi cây mới trồng lại, thay chậu, thì nên đưa cây vào chổ mát, tưới giử ẩm. Khi cây ra rể, chồi mới thì đem ra ngoài trồng bình thường.

18- Khi trồng và chăm sóc cây thì tuỳ vào khí hậu mỗi mùa mà có cách chăm sóc khác nhau. VD: khi trồng lan mùa nóng thì nên trồng bằng giá thể giử ẩm tốt như: than vụn (nát), dớn cọng nhỏ, sơ dừa, bột dừa,...

19- Khi trồng bằng bột dừa, sơ dừa, chú ý không để quá khô (lúc nào cũng nên ẩm), khi đó giá thể sẽ rất khó thấm nước, biến chất, mục nát.

20- Muốn cây mùa mưa ít bị thối thì phải: môi trường tốt, cây đủ dưỡng chất, cây ko được quá non, ko phát triển quá mạnh, dùng nhiều thuốc kích thích. Cây mới về dễ bị hơn cây lâu ngày ở vườn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ký tự viết tắt trong chat & email

dung lượng RAM lớn nhất mà HĐH cấu trúc 32-bit nhận được

Ubuntu LAMP Server