Lan Hồ điệp Cách trồng và chăm sóc


Lan Hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis là loài lan có hoa lớn, đẹp, bền. Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Mã Lai, Indônêxia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn độ và Châu Úc.

Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay.

Đây là giống gồm các loài có hoa lớn đẹp, cuống ngắn gom lại thành những chùm lỏng lẻo : đơn hay phân nhánh. Lá dài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi liên tục, có góc trục kéo dài, vì mang một điểm nhú nhỏ ở gốc, phiến bên trải rộng hay hướng lên một ít, phiến giữa trải ra nguyên vẹn hay có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ phận phụ có dạng thay đổi : trụ bán nguyệt dày ở bên trên, thẳng hay hơi cong.

Và vô số loài lan Hồ điệp lại đã được lai tạo. Người Tây phương cho rằng Hồ điệp là loài lan thông dụng và dễ trồng nhất cho những người mới bắt đầu chơi lan vì chúng tăng trưởng gọn chắc, dễ ra hoa, mùa hoa kéo dài, nhiều màu sắc, chịu đựng cao với ánh sáng yếu .Với vẻ đẹp khó tin, chúng là phần thưởng cho những người trồng lan kinh nghiệm. Người Việt Nam thì ngược lại, dù là nhà vườn có nhiều năm kinh nghiệm đều quan niệm rằng đây là giống khó trồng nhất trong họ lan. Quê hương của lan Hồ điệp là các nước của vùng Đông Nam á, rừng Việt Nam không có loài Phalaenopsis amabilis, chỉ có 5 loài tương tự được biết là Phaenopsis mannii, Phalaeopsis gibbosa, Phalaenopsis lobbi, Phalaenopsis fuscata và Phalaenopsis cornu-cervi. Tuy nhiên không thấy chúng được trồng phổ biến. Càn cứ vào dữ kiện trên có thể kết luận rằng, điều kiện khí hậu Việt Nam rất thuận lợi cho sự sinh trường và phát triển của lan Hồ điệp. Do đó tìm những nguyên nhân để giải thích sự thất bại của việc trồng lan Hồ điệp ở Việt Nam là điều phải suy nghĩ thận trọng. Vì đây là sơ cơ cho việc trồng thành công loài lan Hồ điệp trong tương lai.

Theo chúng tôi ở những nước phương Tây, tất cả các loài lan đều được trồng trong nhà kính, các yếu tố về khí hậu là lý tưởng, điều kiện vệ sinh được thực hiện một cách nghiêm túc, dinh dưỡng gồm những chất vô cơ không chứa những mầm gây bệnh. Trong khi ở Việt Nam, qui trình trồng các loại lan chưa được phổ cập, kiến thức hiểu biết về sinh học chưa sâu, cộng với điều kiện nóng ẩm của xứ nhiệt đới là môi trường phát triển thích hợp của vô số mầm bệnh của nấm và virut, những cơn mưa nặng hạt rơi thẳng xuống lá và đọt non. Phân hữu cơ cũng là ổ bệnh với các bào tử nấm hại đồng thời lại thiếu thốn các loại thuốc trừ rêu.

Chúng tôi hy vọng rằng, sau khi tìm hiểu và thử nghiệm; bạn sẽ đồng ý với chúng tôi về ý niệm của người phương Tây : ” Hồ điệp là loại lan dễ trồng nhất và nếu dinh dưỡng đúng mức khi trưởng thành dường như cây sẽ ra hoa quanh năm” .

7.4.1 Nhiệt độ và ẩm độ : Hồ điệp là một loại lan của vùng nhiệt đới mà sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh hưởng của 2 mùa nắng mưa rõ rệt. Tuy nhiên Hồ điệp chỉ xuất hiện ở các vùng rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể

về ẩm độ giữa mùa mưa và mùa khô nơi Hồ điệp sinh sống, vì thế cây lan Hồ điệp không có mùa nghỉ, mặc dù do sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô. Cây Hồ điệp có tăng trường chậm hơn chút ít so với mùa mưa trong điều kiện tự nhiên. Nhiệt độ lý tưởng tối thiểu từ 22ºC – 25ºC vào ban ngày và 18ºC vào ban đêm. Tuy nhiên Hồ điệp là loài lan chịu nóng hơn đa số một số loài khác, do đó nó cũng có thể tăng trưởng khá tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ cao hơn tối đa 35ºC vào ban ngày và 25ºC vào ban đêm. Điều lưu ý là nhiệt độ tối thiểu của ngày và đêm là giới hạn quan trọng của lan Hồ điệp. Theo nghiên cứu của De Vries (1953), cây Phalaellopsis schilleriana Ở Indonésia chỉ trổ hoa khi nhiệt độ ban đêm xuống dưới 21ºC. Theo kết quả báo cáo của bà Trần Thanh Vân ( 1974), 2 loài Phalaenopsis alllabỉlis và P. sehilleriana dưới một năm tuổi trổ hoa trong khí hậu dài với điều kiện nhiệt độ 20ºC vào ban ngày và 17ºC vào ban đêm.

Ẩm độ tối thiểu cần thiết là 60ºC với điều kiện ẩm độ này đất nước ta đủ thỏa mãn với những yêu cầu tốt nhất vì đây là ẩm độ của những ngày thấp nhất trong mùa khô.

Ánh sáng:

Đây là loài lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5.000-15.000 1m/m2, ánh sáng hữu hiệu cho loài này ở 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất, chịu được ánh sáng yếu nhưng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều vì thế không nên đặt lan Hồ điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa.

Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là một cây lý tưởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan dược đặt nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá màu xanh có ánh

nhẹ màu vàng là tốt nhất.

Ở Việt Nam, nếu cây lan Hồ điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày, trong đó khoảng 1 – 2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt.Ít trường hợp cây Hồ điệp bị chết vì nấng, trừ trường hợp bạn dể cây lan phơi nấng trực tiếp suốt quang kỳ 12 giờ chiếu sáng, cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá và đây là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm bệnh và virus. Tốt nhất là tạo cho Hồ điệp một ánh sáng gần như khuếch tán. Các loại tôn nhựa hoặc vải lưới ni- lông thưa 1mm được dùng với mục đích này quang kỳ 10-12 giờ chiếu sáng.

Nếu chỉ trồng với mục đích tiêu khiển có thể treo chúng ở mái hiên hoặc ban-công nhà với điều kiện ánh sáng hoàn toàn khuếch tán hoặc ánh sáng trực tiếp lên cây khoảng 2 giờ trong ngày cũng đạt được mục đích mong muốn.

Tưới nước:

Hồ điệp là loài đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, hơn nữa diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp cho không một lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm. Trong mùa mưa mỗi ngày phải tưới cho chúng 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9 giờ sáng, một lần vào 3 giờ chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cây khô ráo khi trời tối vì đọng nước ở nách lá suốt đêm có thể gây ra sự thối rữa. Vào mùa nắng nên tưới cho chúng 1 ngày 3 lần.

Điều kiện thoát nước là tối quan trọng. Hồ điệp không thể chịu được một độ ẩm lắng đọng nhất là ban đêm, vì rất đễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển. Tốt nhất cứ ba ngày ta nên pha Dithane M45, Maneb, Captan vào trong nước tưới với nồng độ 1/400 để ngừa chứng bệnh nói trên. ồ Nên nhớ, Hồ điệp là loài lan với giá thể và nước tưới có ph khác thấp (PH=5,2) vì thế phải dùng axít phôtphoric để giảm ph của nước.

Ở nước ta, vào mùa mưa Hồ điệp tăng trưởng mạnh hơn, nhưng những giọt mưa nặng hạt cũng không kém phần nguy hiểm vì thế đa số các loại Hồ điệp bị chết do những cơn mưa đầu mùa. Đây cũng là một hình thức tưới của thiên nhiên mà ta không kiểm soát được. Do đó để ngừa tình trạng trên, mái giàn che Hồ điệp nên dùng những tấm tôn nhựa xanh, như vậy sẽ loại trừ những trận mưa không cần thiết và tạo được những tia sáng khuếch tán rất lý tưởng.

Vào mùa khô, ta vẫn duy trì mức độ tưới đều đặn như trong mùa mưa, vì lúc này ẩm độ trong không khí giảm xuống rõ rệt. Do đó, sự tăng số lần tưới nhằm mục đích tạo cho cây tăng trưởng liên tục. Nếu cây có trạng thái thiếu nước, ủ rũ bạn nên chuyển cây sang vị trí khác hoặc tăng số lần tưới lên. Một lần tưới bổ sung vào giữa trưa trong mùa khô rất thích hợp cho sự phát triển của Hồ điệp.

Bón phân:

Hồ điệp cần được bón phân trong suốt năm. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần. Nếu có phân Stewart màu xanh 6-30-30 được bón vào lần thứ tự và ta tiếp tục chu kỳ suốt cả năm. Hàm lượng được dùng cho mỗi lần là 1 muỗng cà-phê cho 4 lít nước. Một số nhà trồng lan lại khuyên nên bón phân với chu kỳ ngắn hơn (I tuần/1 lần) và hàm lượng giảm đi một nửa. Theo chúng tôi, tưới loãng trong nhiều lần sự hấp thụ của rễ tốt hơn vì bản thân cây Hồ điệp không dự trữ được chất dinh dưỡng.

Ngoài việc dùng phân vô cơ, ta có thể sử dụng thêm các loại phân hữu cơ hỗn hợp với nồng độ loãng có pha thêm thuốc ngừa nấm, tưới xen kẽ với loại phân vô cơ trên (hay phân vô cơ tự pha lấy như đã trình bày ở phần 9).

Trong quá trinh sinh trưởng, nếu bạn nhận thấy bộ rễ của lan chưa hoàn thiện, bạn có thể dùng một số kích thích tố để gây sự mọc rễ như 2, 4D; ANA; nhưng tốt nhất là dùng ANA vì ít độc cho cây có thể 2 đến 3 lần trong năm với nồng độ 1 phần triệu (ppm).

Sự thông gió:

So với các loài lan khác, sự thông gió Ở lan Hồ điệp là tối cần thiết. Đây cũng là một yếu tố có liên hệ đến các bệnh thối rữa thường gặp ở loài lan này. Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, một sự thông gió quá mạnh dễ làm cho cây mất nước và chuồn lá. Gió với tốc độ 10-15km/giờ tương đương với cấp số 3 và 4 của Beaufort là tốt nhất. Do đó tùy nơi trồng với tốc độ gió như thế nào ta phải cấu tạo giá thể cho hợp lý. Thường cách trồng Hồ điệp tương tự như một số giống của loài đơn thân như Vanda, Rl’ynchostylis, Aerides vì thế nếu gió với cấp 6 trở lên, giá thể phải bít kín để thỏa mãn số lượng nước bốc hơi quá lớn, còn ngược lại, phải thật thoáng vì nếu không giá thể là ổ xuất phát các mầm bệnh nguy hiểm.

Chậu, giá thể, cách trồng:

Một cách trồng chung nhất cho các loại đơn thân là chậu thật thoáng, càng thoáng càng tốt, có thể đến mức cực đoan chỉ dùng chậu như giá thể duy nhất, tuy nhiên chỉ áp dụng cho nơi nào điều kiện ẩm độ ổn định, sự thông gió không đổi và nhất là, tiểu khí hậu thật điều hòa. Do đó chậu phải thật sạch, không có dấu vết của bất kỳ một loài rêu nào bám trên thành chậu. Thường các nhà trồng lan dùng than, gạch, dớn làm giá thể cho Hồ điệp. Theo chúng tôi, chỉ vài cục than hoặc vài miếng ngói cong là đủ. Với cách trồng này, khi cây đã thích nghi sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai và trong chậu hình như không có một cái rễ nào bị thối. Trong thời gian cứ 2 năm một lần ta nên thay chậu cho Hồ điệp, nếu chúng quá mau lớn có thể rút ngắn thời gian này. Biểu hiển của sự thay chậu là kích thước mát cân đối giữa cây và chậu, chậu bị bể, giá thể bị hư hao. Có thể thay chậu một cách dợn giản bằng cách đập bỏ những phần chậu cũ có rễ bám hoặc để nguyên chậu cũ vào chậu mới lớn hơn. Nếu muốn tiết kiệm chậu, ta có thể nhúng vào dung dịch hỗn hợp nước với một loại thuốc ngừa rêu.

Ví dụ Con san 20 (vài giọt trong 1 lít). chỉ trong vòng 3 phút rễ sẽ tróc ra, ta sẽ nhặt cây và trồng vào một chậu mới. Điều cần nhớ khi cây được trồng lại phải được buột thật chặt và tưới ngay bằng dung dịch BL+ANA. Sau đó để cây vào chỗ râm mát, khi cây ra rễ đặt cây vào vị trí bình thường và lúc bấy giờ mới đặt giá thể vào chậu. Bạn đừng lo lắng, việc thay chậu HỒ điệp ít khi gây ra “xốc” như Cattleya.

Cách nhân giống lan Hồ điệp:

Ngoài phương pháp gieo hạt và cấy mô không được đề cập ở. Đây đối với loài lan Hồ điệp có 3 cách nhân giống : phương pháp cơ học, phương pháp kích thích tố, và phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ.

+Phương pháp cơ học:Đ

ây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta sẽ cất ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên vài ba chồi nữa. Nên nhớ là cây phải được cắt bằng kéo cất cành đã được khử trùng và sau đó phải trét vadơlin có trộn Zineb, sơn, hoặc vôi vào vết cắt để tránh sự nhiễm trùng và cuối cùng ta làm những động tác tiếp tục như cây thay chậu.

Một phương pháp khác được đề cập đến, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả hơn. Dây đồng là dụng cụ duy nhất dùng cho công tác này, được buộc vào thân cây và xiết chặt, vì thế mạch dẫn nhựa bị ức chế là nguyên nhân tạo sự kích thích cây mọc chồi mới. Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng ra, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con lìa khỏi thân cây mẹ. Tuyệt đối đừng bao giờ cắt ngọn cây mẹ để phần gốc còn lại nuôi dưỡng cây con, vì nó sẽ mắc phải những khuyết điểm như phương pháp trên.

Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn bình thường, cây không bị ” xốc” bảo đảm sự ra hoa trong mùa kế tiếp.

+ Phương pháp kích thích tố:

Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. CÓ thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. thất được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu (ppm). Ở Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil).

Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/ml acid Cinnamic + 5mg/ml 6- Benzyì amino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng trong chậu.

Sâu bệnh và các vần đề khác:

Phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cấy, vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày. Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay. Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cất xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. Vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb và nên nhớ không dùng kéo này một lần nữa để cất một cây lan nào khác, nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Cuối cùng ta phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng. Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí, vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu ẩm độ, sự tháp nắng, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng ra và quan lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mất thứ tư (chừa lại 4 mất), các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nấng.

Hồ điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Loài mạc, rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được, nếu ta nhìn mặt trên lá màu xanh mướt có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dưới – nhiều người lầm lẳn cây bị nhiễm nấm hay virut. Sâu và bệnh là 2 lãnh vực khác nhau, nếu lầm lẫn sẽ không trị liệu thích đáng. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn.

Tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích vì nó có chất cafein, nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ký tự viết tắt trong chat & email

dung lượng RAM lớn nhất mà HĐH cấu trúc 32-bit nhận được

Ubuntu LAMP Server