Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu Phần 2 (Tiếp theo)

Chọn mai nào để chưng tết :

Ngoài cảm quan của bạn cũng nên có tiêu chuẩn để chọn loại mai :
Kích thước bông..tổng số nụ, không bị rụng nụ dễ chăm sóc

Nếu bạn mới chơi mai, khuyên bạn nên chọn giảo Thủ Đức vì mai Thủ Đức được nuôi rất kĩ đa số là nhà vườn chuyên ngiệp nên ít có bịnh tiềm ẩn
Chất trồng đa số là Trấu hun hạt bự, nên khó có bịnh sẵn trong đất

Bến tre nhiều sông nước và nóng ẩm , nhưng nếu giảo Bến Tre được chăm sóc bởi 1 vườn chuyên ngiệp cũng ít bịnh. Chất trồng đa số là sơ dừa, trấu

Nhưng có 1 số anh em đất rộng vườn rộng sản xuất kiểu làm thêm nên chăm sóc không kĩ…do đó nhiều bịnh tiềm ẩn trên cây mai,trong chất trồng sau tết là bộc lộ bịnh tật ra hết

Mai Bình Định..cái đẹp tiêu chuẩn của nề nếp ngiêm ngặt,,cũng như chất trồng lí tưởng là đất phù sa…nên cây khỏe..( tôi chưa thấy bịnh trên các cây mai B Đ của tôi đang có ) Rất nhiều nụ..bông đẹp nhưng nhỏ…nở chùm

Cũng có mai BĐ bông to, nhưng hiếm

Nhiều bạn e ngại mai BĐ. Nhưng với tôi sao tôi thấy rất dễ…dễ hơn các mai khác…vì chúng rất khỏe…không có bịnh lặt vặt, kết nhiều nụ

Cái khuyết điểm duy nhất của mai B Đ là … nặng quá
Năm nào còn nhớ…đi mua 1 cây bonsai Bình Định tại điểm bán mai tết chậu 4 tấc ngang…người thanh niên bán hàng nhắc nhẹ nhàng cái chậu để lên xe trông rất ung dung…
Nhưng khi đem cây về nhà rồi…mới phát giác ra phả 3 người mới khiêng nổi cái chậu Bon Sai này xuống

Nếu bạn thích cái nề nếp ngiêm ngặt của mai BĐ Bạn cứ yên tâm chọn 1 cặp mai B Đ, và làm theo hướng dẫn của lão mỗ trong các bài kế tiếp…cây của bạn sẽ rất đẹp…nhiều bông , không bị phá thế và ..không thấy bịnh

Nếu bạn mới bước vào thế giới của mai vàng, thì xin đừng nên chọn các loại mai đặc biệt : rất nhiều cánh..vì chúng khó chăm sóc dễ làm bạn nản chí. Khuyết điểm nhiều nhất là…rụng nụ.. khuyết điểm của di truyền. không chữa được

Hình 1 số loại mai dưới đây là mượn của bác Mai Hoa Trại Chủ , diễn đàn CCVN mỗi tấm hình túm gọn là: lá, đọt, bông của 1 loại mai:



Bạch Mai Bạch điệp, 5 cánh



Hồng điệp Phú Yên, 6 cánh



Giảo Thủ Đức, 10 cánh



Giảo Gai TĐ, 10 cánh



Mai Cam, 5 cánh



Cúc Mai, >100 cánh



Mai Nha Trang, 5 cánh (cành khỏe, lá to, bông nhiều)



Giảo miền Tây(?) 10 cánh, bông tròn

Các điều kiện phải có để chăm sóc 1 cây mai :
10 cây mai chậu đẹp,* và 1 cái sân ngập nắng…tối thiểu cũng là 5 tiếng 1 ngày

Phân bón gốc :
Phân hữu cơ đã được ủ đúng cách. NPK…Dynamic…phân dơi…super lân ( giống như ciment)..cloruakali ( giống như muối ớt)

Phân bón lá :
alaska ( phân cá để phun lá) root2 hoặc các chất kích rễ khác…
Growmore 30-10-10…. 20-20-20…6-30-30
Hoặc đầu trâu 501 và….701 ( 701 thì bác Võ Minh Không là cao thủ về cách dùng để “gia tốc” cho các cây mai bị nụ nhỏ)

Chế phẩm sinh học : agrostim..nấm trichroderma (50.000$ 1kg)..sincosin +agrispon ( 85.000$ 1 cặp, chế phẩm này trị tuyến trùng và kích sinh trưởng)

Thuốc trị sâu và rầy : actara..regen.. confidor

Thuốc trị nhện đỏ ; alfamite

Trị tuyến trùng Nokaph …mocap…thuốc nước và viên
Basudin viên

Thuốc ngừà và trị nấm :
Vivadamy 5DD hoạt chất là validamycin trị nấm hồng dùng để quét lên thân lúc xả tàn tuyệt đối không được phun vì có thể sẽ làm giảm khả năng kết nụ sau này
Các loại thuốc trị nấm phổ rộng khác nhưng luy ý nên có thuốc có gốc kẽm như dithane…Zinep vì kẽm (Zn) giúp lá xanh hơn để quang hợp tốt..kẽm là 1 vi khoáng giúp cây kết nụ nhiều

Keo liền thẹo để thoa lên vết cắt . ít nhất cũng là keo của Đài Loan

3 giai đoạn chính của chăm sóc mai vàng

Chăm sóc mai là…quanh năm, nhưng quan sát kĩ thấy chúng có 3 giai đoạn,
3 giai đọan này đều liên quan đến nhau về mặt…nhân quả ( kết quả của giai đoạn này có nguyên nhân từ giai đoạn trước ) và quay vòng liên tục, vì thế thực sự không biết cái nào là đầu cái nào là cuối. mỗi giai đoạn có cách chăm sóc khác nhau, về phân bón và cách tưới, cách bấm đọt. do đó phải chu toàn cả ….3
Tạm thời lấy cái tết làm khởi thủy cho 1 năm sinh hóa..thì :

Từ tháng giêng đến đầu tháng 5 : là giai đoan 1: tạo tàn lá mới. tích trữ tài nguyên
Từ tháng 5 đến đầu tháng 10 là giai đoạn 2… :kết nụ và nuôi nụ
Từ đầu tháng 10 đến ngày lặt lá là giai đoạn 3 : tích trữ năng lượng để chuẩn bị nở hoa

Sau khi nở hoa xong…cây bắt đầu cho 1 thời kì sanh trưởng mới, ra tược tạo tàng lá mới để bắt đầu cho 1 nhiệm kì mới

Nếu sau tết mà cây èo uột, suy thậm chí có thể chết, loại trừ luôn nguyên nhân bịnh tật. …là do giai đoạn 3 đã không bị cây bị bỏ bê, thiếu phân bón..vì thế sau khi nở hoa xong cây suy kiệt luôn
Triệu chứng đầu tiên nhận biết 1 cây sắp suy yếu rất dễ nhận ra khi thấy nở hoa nhỏ, nở không tập trung…nở từng đợt mỗi đợt cách nhau vài ngày. Rụng nụ hoa tàn sớm..v..v
Thấy những triệu chứng trên. Bạn hãy mau mau lặt bỏ hết bông nụ, để đọt lá nếu có lại..đem cây ra nắng nhẹ ( không được thay đất)
Cây không phải nở bông nên sẽ không kiệt lực…bạn để nguyên tàn lá chi cành không tỉa bất kì 1 cành nào…để cây không tổn hao tài nguyên tạo cành mới
Cây sẽ mau chóng ra lá …nuôi giữ gìn kĩ bộ lá này đến đầu tháng 5 al mới bắt đầu…xả..
---------------------------------------

Chuẩn bị Chất trồng :

Bạn ra điểm bán cây kiểng, mua về 1 bao chất trồng ẩm ẩm trông đẹp mắt được nhào trộn với nhiều chất liệu..trấu ẩm ,tro trấu, xơ dừa, phân bò bẻ nhỏ, vỏ đậu phung xay. phân rơm xe ra từng miếng …rồi bạn thay cho cây mai vàng…
chưa chắc cây đó sẽ tốt lên mà coi chừng sau đó đủ thứ triệu chứng sẽ xảy ra biểu hiện trên lá , vàng lá thậm chí thui rụi ngọn rồi chết từ từ mà bạn không biết tại sao ? cứ cho rằng bịnh nhiễm..hoặc sai sót gì đó làm đụng rễ
lên diễn đàn đăng bài cho bạn bè 4 phương để....tìm thuốc và cách chữa!!

Người xưa trồng cây , khi trồng 1 cây quý, đào 1 cái hố rồi chất củi nung hố và đất đó lên vài giờ..chờ đất nguội đập nát đất đã hun ra , để 1 tuần lễ cho các chất khí nếu có sinh tra trong quá trình gia nhiệt thoát đi hết rồi trồng cây vào… cây đó sống chắc chắn và phát triển nhanh

Ngĩa là đất đã tiệt trùng và tất cả mầm bịnh

Trồng lúa cũng phải cày ải vài lần lật đất phơi cả tuần sau đó mới cho nước vào cày tiếp rồi cấy lúa

Trồng mai chậu cũng vậy thôi , phải diệt được hết mầm bịnh , côn trùng,sâu bọ, trứng công trùng đang ẩn núp trong đất

Trấu hun là biện pháp hay nhất…

Các giá thể thêm vào như sơ dừa, đất bột…v..v cũng phải phơi trong nắng to nhiều ngày đảo nhiều lần cho khô rang ra để diệt mầm bịnh trước khi trộn vào trấu hun

chưa hết đâu sau khi phơi xong còn phải thêm basudin viên vào, thêm chút vôi bột.thêm nước cho ẩm trộn đều rồi ủ vài ngày để thuốc độc diệt các con nào còn cứng cổ chưa chịu chết sau khi trộn đều

cuối cùng thêm nấm trichroderma và phân hữu cơ đã ủ vào đống hỗn hợp đó là xong .
có nấm trichroderma này trong chất trồng, không 1 loại nấm độc nào sanh sôi nảy nở được trong đất chậu, bộ rễ được bảo vệ an toàn

đến đây chất trồng đã hoàn tất an toàn để sẵn sàng thay đất cho cây

có 1 chất trồng an toàn và bền vững lâu dài và thích hợp với mai vàng nhất đó là
Đất phù sa..nếu bạn có 1 cây mai quý,thì nên trồng bằng đất phù sa là tốt nhất
Trước khi thay đất , phải chuẩn bị chậu.

Nếu bạn cho rằng chậu chỉ có ý ngĩa về mặt thẩm mỹ , và chỉ để chứa đất cho cây trồng, sẽ là sai lầm.vì cấu trúc và kích thước của nó.quyết định cho sự phát triển của cây..

Yêu cầu Quan trọng là phải thoát nước tốt…nhưng đa số chậu sành lại có lỗ thoát nước quá nhỏ. Do đó cần phải đục cho to thêm và có thể đục thêm vài lỗ

đáy chậu đều phẳng do đó dễ dàng đọng nước, chỗ sũng nước sẽ làm thúi rễ và từ đó lây lan cho toàn bộ rễ…làm vàng lá rất khó chữa có thể đưa đến chết cây

Giải pháp hay nhất là dùng ciment đắp vành đáy chậu thành cái dốc như 1 cái phễu mà đáy phễu chính là lỗ thoát nước chính..như vậy nước không có chỗ nào đọng bắt buộc phải chảy về lỗ thoát

Đặt lưới lên lỗ thoát..thêm 1 ít đá san hô nhỏ rồi đổ lên 1 lớp cát hột to dày10 đến 15cm rồi tới lớp chất trồng,như thế cây của bạn sẽ an toàn vì nước thoát hết sau khi tưới chỉ còn để lại đất ẩm ôm rễ cây thôi

Các cây còn nhỏ hay đang trong thời kì cần phục hồi bộ rễ (sau khi bứng,) thì nên dùng chậu ciment đúc với cát thô hột to không quét màu, không tráng men không lớp áo ngoài…vì các chậu này nước thoát và bốc hơi nước luôn cả qua vách của chậu, rất an toàn cho rễ

Kích thước chậu so với với tàn lá là điều rất quan trọng…vì chậu to quá so với tàn lá…nước sẽ không được cây tiêu thụ hết để đất luôn ẩm ướt sẽ làm cây suy dần dần

Tàn lá nên to bề ngang hơn vành chậu 1 chút là tốt nhất…vì nếu buổi sáng mà ta tưới ướt sũng khi chiều về đất chậu khô mà lá vẫn tươi.. đó là lí tưởng nhất

Chiều về mà đất chậu vẫn ẩm ướt là chậu quá to hoặc tàn lá chưa ra đủ phải giảm tưới buổi sáng hoặc chờ vài ngày khi đất chậu khô hãy tưới lại

Mới buổi trưa mà đất chậu đã khô, chiều đến lá cây muốn héo là chậu nhỏ quá so với tàn lá trường hợp này phải thay chậu to hơn, hoặc tưới thêm 1 chút nước lúc 2 giờ chiều….hoặc dùng cách che phủ mặt chậu không đất bốc hơi nước, như thế cây sẽ đủ nước tới tối

-------------------

Nước tưới và cách tưới
Các dạng nước trong đất..và dạng thích hợp nhất cho cây trồng :

Thành phố là phải dùng nước máy rồi, chuẩn và sạch…nhưng nếu có nước giếng khoan cũng tốt nếu không phèn và không có khoáng hoà tan trong đó

Nước sông nếu không bị mặn và ô nhiễm cũng tốt vì có nhiều phù sa
Đây là lợi thế của Bến Tre do đó chất trồng của họ hoàn toàn là trấu và sơ dừa vì nước sông tưới hằng ngày đã bổ sung phù sa cho chất trồng, vì thế cây của họ rất tốt

Tưới như thế nào :
Muốn biết tưới như thế nào có lợi nhất phải biết nước ở dạng nào khi nó trong đất và dạng nào cây hấp thụ được dễ dàng:

Cụ Hoàng Đức Phương cho rằng :
Tưới nhiều quá 1 lần, tưới ồ ạt.sẽ là nước trọng lực . sức nặng của nước kéo nhau thoát nhanh xuống đáy rồi thoát đi mất qua lỗ đáy chậu mà không dính vào đất được bao nhiêu.

Tưới ít nước…sẽ nước nằm giữa các hạt đất là nước màng nó không bị ảnh hưởng của trọng lực ,do sức hút phân tử của hạt đất nó nằm giữa các hạt đất rồi từ từ thấm vào các hạt đất..biến thành nước “mao quản treo”

Nước mao quản treo là cây dùng hiệu quả nhất

Túm lại tưới vừa phải và tưới tối thiểu 2 lần cách nhau khoảng 5 đến 10phút . nước mới kịp thấm đủ và đều vào đất chậu và tưới chầm chậm cho đến khi nào thấy nước chảy qua lỗ thoát nước là xong

Chậu phải kê cao hơn mặt đất để tránh nước “mao quản leo”

Nếu kê chậu sát đất Nước đọng từ sân vườn leo lên đất chậu theo hiện tượng mao dẫn . chất trồng càng mịn nước leo càng cao đến độ đất bão hòa nước và rễ cây chết
ấy là chưa kể đến giun dế côn trùng sẽ vào chậu qua lỗ đáy làm hại rễ

Tưới lúc nào
... Rau là cây thân mọng nước cần tưới cả sáng lẫn chiều thân căng nước rau lớn nhanh

Mai là cây tiểu mộc nếu tưới như rau thì mau chết do đất luôn ngậm nước làm hư thúi rễ

vào đầu năm mùa của tăng trưởng lá non có nhiều...do đó tưới sáng và tưới ướt lá để...rửa cho sạch sương đêm và bụi bặm độc hại, lá non cần nhiều nước và rất dễ bị tổn thương...do đó chiều không cần tưới dù đất đã khô nhưng lá vẫn còn tươi…nếu cảm thấy đất khô quá nên phun 1 chút nước cho đất thôi..vì trong thời gian lá còn non đang phát triển mà héo do thiếu nước lá sẽ nhỏ lại
Ban đêm .. đất hơi khô có lợi cho rễ hơn

Mùa hè là mùa mưa..mùa mai kết nụ ,chỉ nên tưới khi thấy buổi sáng mà đất khô…nếu chiều đất khô thì ..kệ nó
Nếu thấy lá có hơi héo thì cũng mặc kệ luôn…lá hơi héo sẽ làm mai kết nụ nhiều

Mùa thu ( tháng 7al) mai sẽ ra 1 đợt đọt non rất nhiều..bộ lá tháng 7 này rất quan trọng vì nó sẽ là các lá chủ lực để kìm cho mai không nở sớm cuối năm…vì thế phải chăm sóc kĩ không được để lá héo sẽ mau già và nhỏ lại, do đó tưới sáng và chiều thấy đất chậu khô vẫn phải tưới thêm 1 chút nước để “đảm bảo” lá không bị thiếu nước quá thành héo lúc ban đêm

Mùa đông lạnh toàn bộ khối lá đã rất già.cây không cần nhiều nước...nhưng lạnh làm độ ẩm không khí thấp nên đất mau khô do tự bốc hơi nhanh..do đó vẫn phải tưới vì nếu lá già héo khi tưới lại lá sẽ vàng rồi rụng

Tốt nhất là tưới lúc giữa trưa, nước ấm bao giờ cũng tốt hơn nước lạnh ngắt…nước lạnh ngắt sẽ làm chết rễ..khi chiều tối đến đất còn hơi chút ẩm là an toàn nhất…vì mùa đông đêm rất lạnh.đất hơi khô khô sẽ không làm bộ rễ lạnh vì đất khô giống như 1 cái áo ấm bảo vệ rễ…nếu đất ướt sẽ rất lạnh và rễ chết

Dù tưới sáng hay trưa vẫn phải tưới từ lá xuống…để rửa sạch bụi bặm trên lá, sạch sẽ lá quang hợp tốt hơn . nước sẽ rửa trôi luôn bọ trĩ và nhện đỏ…chúng khó thành dịch và dễ diệt trừ hơn

Tưới đúng cách bạn thành công 1 nửa…tưới không đúng cách thất bại 100%

còn tiếp ( chăm mai tháng giêng )

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ký tự viết tắt trong chat & email

dung lượng RAM lớn nhất mà HĐH cấu trúc 32-bit nhận được

Ubuntu LAMP Server