Cài đặt Driver cho Ubuntu

Bài viết là đóng góp của cộng đồng Ubuntu-Vn trong dự án "Đưa Linux đến gần hơn với cộng đồng Windows". Bài viết đã được đăng trên báo LBVMVT sô 290 hay gì đó. Các bạn có thể tìm đọc nếu không có điều kiện đọc Online.
Một việc rất quan trọng khi dùng bất cứ một hệ điều hành nào đó chính là driver cho các thiết bị. Đa số các thiết bị đều được Ubuntu nhận ra và có thể dùng được ngay sau khi cài đặt xong hệ điều hành, chỉ có một số ít các thiết bị cần được cài đặt driver để sử dụng, đó là các driver có bàn quyền không để mở mã nguồn.





1. Cài Driver card màn hình với máy tính có kết nối internet:
    Với các máy có card màn hình tích hợp dòng chipset Intel ( 945, X3100, G31. ...) thì không cần cài đặt vì ubuntu sẽ tự nhận các  thiết bị này.
    Với các dòng card màn hình rời hay tích hợp có chipset của NVIDIA hay ATI thì chúng ta tiến hành cài bằng cách: vào trình đơn
System -> Administration -> Hardware Driver. Tại đây nếu bạn thấy thiết bị của mình chưa được Active thì chọn Active để Ubuntu tự động tải về trình điều khiển và cài đặt cho bạn. Nếu bạn không thấy thiết bị của mình hoặc việc cài đặt thất bại, bạn có thể cài đặt qua một chương trình là EnvyNG. Bắt đầu cài đặt bạn cần chắc chắn đường kết nối vào mạng ổn định để hệ thống tiến hành cài đặt từ các kho  (Repository hay gọi tắt là Repo) của Ubuntu. Bạn mở Terminal từ menu Application --> Accessories ->Terminal ( nếu bạn cài Ubuntu với chế độ tiếng Việt thì nó có tên là Thiết bị cuối). Trong Terminal bạn đánh lệnh sau để cài đặt EnvyNG
   
sudo apt-get install envyng-core
    hệ thống sẽ hỏi bạn password, bạn hãy đánh password mà bạn dùng để login vào, chú ý là do bảo mật nên bạn sẽ không nhìn thấy gì khi đánh password cả nhưng hệ thống vẫn hiểu.Chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất bạn đánh tiếp tục chạy EnvyNG để cài driver bằng cách đánh vào Terminal :
   
sudo envyng -t    Màn hình cài đặt sẽ hiện ra:


   
Bạn chỉ cần chọn tương ứng loại card đồ hoạ mà bạn có ( NVIDIA hay ATI) sau đó bấm phím số tương ứng để tiến hành cài đặt, quá trình cài đặt sẽ diễn ra hoàn toàn tự động, khi cài xong bạn chọn phím 0 để khởi động lại máy xem kết quả.

2. Cài driver với máy không có kết nối internet:
    a. Với VGA NVIDIA thì bạn vào trang
http://www.nvidia.com/Download/index.aspx?lang=en-us để chọn đúng driver cho card của mình, chú ý nếu bạn cài bản ubuntu thông thương thì bạn hãy chọn trong Operating SystemLinux 32bit, sau khi download về bạn sẽ có một file dạng abc.run, để tiện thao tác bạn nên để gói này trên desktop và đổi tên thành DRIVER.run.
    Tiếp theo bạn cần đưa đĩa Cd mà bạn dùng cài Ubuntu vào ổ CD-ROM sau đó vào
System -->Administration --> Softwarre Sources, bạn hãy bỏ chọn tất cả dấu chọn ở tất cả các tab trừ mục : Cdrom with Ubuntu ....Bấm Close, tại thông báo hiện ra chọn Reload.
    Tiếp tục bạn vào
Terminal đánh lệnh: sudo apt-get install build-essential
Sau khi cài xong gói
build-essential là lúc bạn có thể tiến hành cài đặt từ gói driver đã tải về.
    Sau khi đã tắt tất cả các ứng dụng bạn hãy bấm tổ hợp phím Ctrl+Alt+F1 (có thể phải nhấn 2 lần) để vào chế độ dòng lệnh ảo của ubuntu, bạn hãy đăng nhập bằng tài khỏa của bạn bình thường. Tại dấu nhắc của màn hình bạn đánh lệnh:
sudo /etc/init.d/gdm stop ( hướng dẫn cho cái máy chạy môi trường làm việc GNOME là môi trường làm việc phổ biến nhất), đánh tiếp cd ~/Desktop để chuyển đến nơi có chứa file cài đặt, tiếp tục với lệnh: sudo sh ./.run ví dụ nếu tên file là DRIVER.run thì lệnh là: sudo sh ./DRIVER.run . Phần sau thì hoàn toàn tự động, bạn chỉ cần bấm Ok là xong, khởi động lại sau khi cài xong để thấy thay đổi.
b. Với dòng card ATI thì bạn làm như sau:
 Vào trang
http://ati.amd.com/support/driver.HTML để chọn loại driver thích hợp mới VGA của mình như hình sau:






với bản ubuntu bình thường thì bạn chọn Linux x86 chọn loại card thích hợp bấm GO đê tải driver về, tương tự ta được một file abc.run nào đó tùy loại.
    Tiến hành gở bỏ XGKL nếu có bằng cách đánh lệnh sau vào terminal:
    
sudo apt-get remove xserver-xgl
    
dùng lệnh cd để chuyển đến thư mục chứa file .run bạn đã tải vể và tiến hành cài bằng lệnh:
    sudo ./ati-driver-installer-số-phiên-bản.run
Của sổ cài đặt hiện ra, bạn làm theo hướng dẫn.
Sau khi cài xong gõ lệnh:

    sudo aticonfig --initial
đánh tiếp lệnh sau để cấu hình driver mới.:

    sudo aticonfig --overlay-type=Xv
Tiếp tục:
    sudo gedit /etc/default/linux-restricted-modules-common
Tìm dòng DISABLED_MODULES thêm vào fglrx như sau:
    DISABLED_MODULES="fglrx"
Lưu lại và thoát gedit.
Sau đó chạy tiếp lệnh:

    sudo gedit /etc/X11/xorg.conf
Tìm phần như sau:
    Section "Extensions"
    Option "Composite" "0"
    EndSection

Nếu thấy thì vô hiệu chúng bằng cách thêm "#" trước mỗi dòng thành:
    #Section "Extensions"
    # Option "Composite" "0"
    #EndSection

Lưu lại và thoát gedit, sau đó tiếp tục cấu hình để compiz hoạt động với driver mới:
    sudo gedit /etc/xdg/compiz/compiz-manager
Tìm dòng :
    WHITELIST="nvidia intel ati radeon"
Sau đó thêm vào aiglx,fglrx sẽ được như sau:
    WHITELIST="nvidia intel ati radeon fglrx aiglx"
Khởi động lại máy tính, Nếu đăng nhập thành công bạn dùng lệnh sau trong Terminal:
    fglrxinfo
để xem thông tin. Ví dụ:
    khanhpt@Khanhpt:~$ fglrxinfo
    display: :0.0 screen: 0
    OpenGL vendor string: ATI Technologies Inc.
    OpenGL renderer string: Radeon X300/X550/X1050 Series
    OpenGL version string: 2.1.7412 Release
 

3.Với mạng không dây:
    Đa số các phiên bản ubuntu mới đều tự nhận mạng không dây nếu chipset không dây là của Intel nhưng có thể ubuntu không nhận một số card mạng của Broadcom, gặp trường hợp này bạn cần dùng một đường kết nối internet hữu tuyến bất kì để tiến hành cài đặt.
a, cách 1: sử dụng b43-fwcutter
    - Cài đặt b43-fwcutter:
        
sudo apt-get install b43-fwcutter
   - Cài đặt driver bằng cách đánh lần lượt các lệnh sau vào Terminal:

        wget http://downloads.openwrt.org/sources/broadcom-wl-4.80.53.0.tar.bz2
        
tar xjf broadcom-wl-4.80.53.0.tar.bz2
        
cd broadcom-wl-4.80.53.0/kmod
        
sudo b43-fwcutter -w /lib/firmware wl_apsta.o
      - Sau khi cài đặt xong thì bạn cần khởi động lại máy để xem có thành công không.

b, Cách 2:sử dụng ndiswrapper: là một dự án mã nguồn mở với mục đích chạy các driver wireless của windows trên nền tảng hệ điều hành linux.
    - Tạo một danh sách blacklist b43, ssb, mac80211 bằng các lệnh sau:

        sudo echo "blacklist b43" >> /etc/modprobe.d/blacklist
        sudo echo "blacklist ssb" >> /etc/modprobe.d/blacklist
        sudo echo "mac80211" >> /etc/modprobe.d/blacklist


    - Cài đặt ndiswrapper

        sudo apt-get install ndiswrapper

    - Tải driver: http://www.box.net/shared/ddeqeq7mdd và giải nén sẽ được một thư mục có file bcmwl5.inf
    - Tiến hành cài đặt bằng cách đánh lần lượt các lệnh:

        sudo ndiswrapper -i /đường-dẫn-đến-file/bcmwl5.inf ( ví dụ: /home/bcm/bcmwl5.inf)
        sudo ndiswrapper -m
        sudo modprobe ndiswrapper

    - Cài đặt xong bạn cần khởi động lại để thấy kết quả.

    - Trong trường hợp ndiswrapper vẫn chưa load bạn chạy lệnh sau trong Terminal
        
sudo echo "alias wlan0 ndiswrapper >> /etc/modprobe.conf
   
Nếu càn gặp khó khăn gì bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin cũng như giúp đỡ từ tại địa chỉ: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=21&t=506
c, Cách 3 đơn giản hơn,
    bạn cũng tạo Blacklist như cách 2 rồi cài đặt driver bằng lệnh sau:
        
sudo apt-get install broadcom-wl
    sau đó khởi động lại máy để kiểm tra.

4. Điều chỉnh để có thể có chế độ âm thanh đa kênh:
    Mặc định âm thanh của ubuntu chỉ cho ra âm thanh stereo, để có âm thanh đa kênh bạn cần làm một số chỉnh sửa như sau ( tất nhiên nếu máy của bạn có hỗ trợ âm thanh đa kênh).





- Chuột phải vào Volume manager (hình chiếc loa ở góc trên phải màn hình) chọn Open volume control
- Tại tab
Playback chọn Preferences tích chọn các ô sau:
 
Master, PCM, Surround, Center, line-in, CD, Microphone, PC speaker, Duplicate front, Surround Jack Mode, Channel Mode chọn xong bạn nhấn  Close
- Tại tab
Switches bấm chon ô Duplicate Front
- Sang tab
Options chọn ở ô Surround Jack Mode chọn Shared, Ô Channel Mode chọn theo loa của mình : nếu 4.0 hay 4.1 chọn là 4ch, nếu 5.1 chọn là 6ch.
chú ý:
- Nếu là card onboard với chế độ jack là shared ( chẳng hạn sound của bạn hỗ trợ âm thanh 5.1 nhưng chỉ có 3 lỗ cắm jack tức là 2 cổng vào là Line-inMicrophone cũng được sử dụng khi chuyển sang chế độ âm thanh cao hơn 4.1 (4 kênh) hay 5.1 (6 kênh) chẳng hạn thì trong phần Surround Jack Mode bạn sẽ chọn là Shared.
- Nếu sound card của bạn onboard nhưng hỗ trợ các ngõ ra và vào âm thanh độc lập (chẳng hạn card sound của bạn hỗ trợ âm thanh 5.1 nhưng có tới 5 ngõ ra thì các ngõ ra đó là độc lập) khi đó trong phần Surround Jack Mode bạn chọn là  Independent. Với trường hợp card âm thanh là rời thì cũng tương tự như trên do đa số các card âm thanh đều cho các cổng âm thanh ra và vào độc lập. Bạn cần xem kĩ sách hướng dẫn của mainboard hay tài liệu đi kèm card âm thanh khi mua để thiết hệ thống âm thanh chuẩn.Chọn xong bạn nhấn close, sau đó là bạn có thể bắt đầu thưởng thức chế độ âm thanh lập thể ngay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

dung lượng RAM lớn nhất mà HĐH cấu trúc 32-bit nhận được

Ký tự viết tắt trong chat & email

Ubuntu LAMP Server