Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 9, 2014

Phuơng pháp làm lan mau ra rễ!

Hình ảnh
Giúp lan nhanh mọc rễ …Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao... Nếu rễ có màu trắng, cứng và đầu rễ có màu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có màu nâu… Rễ lan có 2 nhiệm vụ: • Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. • Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất. Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nước, không bám cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết, cây sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn. Phân tích cho kỹ rễ chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ. Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda, Renanthera chẳng hạn, cũng nên

Hướng dẫn chăm sóc cây phát tài ra hoa

Hình ảnh
Nếu không biết cách chăm sóc thì cây phát tài sẽ không ra hoa. VÌ thế rất nhiều người nghĩ rằng giống cây này không có hoa. Bình thường một hoa có thể sống khoảng 2 tháng! Nếu bạn muốn hoa nở vào Tết Nguyên đán thì chúng ta phải chuẩn bị từ tết dương lịch. Hôm trước, về quê thấy mấy cây thiết mộc lan(hay còn gọi là cây phát tài) ra hoa trắng trắng nhìn xinh lắm, tôi bèn tìm hỏi kỹ thuật chăm sóc nó thế nào mà có thể ra hoa chứ thường thấy nó chẳng có bông hoa nào. Trước đây tôi cứ ngỡ nó chẳng bao giờ có hoa cả. Bài viết xin chia sẻ với các bạn bí quyết hữu ích này: - Thứ nhất Cây phải trồng trong chậu. - Đưa chậu cây ra phơi nắng cả ngày, tuyệt đối không được tưới nước trong ngày. - Cuối ngày (khoảng 18:30 - 19:30) bạn lấy vài cục nước đá để vào chậu cây cách gốc từ 10cm - 15cm. - Làm liên tục đến khi thấy cuống hoa xuất hiện và dài khoảng 10cm. Lúc này chúng ta có thể tưới nước trở lại bình thường, lúc này cây cần nước và ít nắng trong ngày , do đó không để thiếu nước được. Hoa mọc

Cách chăm sóc Ngọc điểm rừng mới mua về

Hình ảnh
Loại này có nhiều tên gọi khác nhau, miền Nam gọi là Ngọc Điểm, miền Trung gọi là Nghinh Xuân, còn miền Bắc là Đai Châu. Đây là loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nóng. Khi trồng, bạn nên hiểu và tuân thủ những điều sau. QUY TRÌNH CHĂM SÓC LAN NGỌC ĐIỂM rút ra từ kinh nghiệm bản thân (đây chỉ áp dụng cho khí hậu miền bắc, vì đệ ở ngoài Bắc mà) Loại này có nhiều tên gọi khác nhau, miền Nam gọi là Ngọc Điểm, miền Trung gọi là Nghinh Xuân, còn miền Bắc là Đai Châu. Đây là loại lan rừng có nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng nóng. Khi trồng, bạn nên hiểu và tuân thủ những điều sau. I:Xử lý cây từ rừng về: 1: Phân loại lớn nhỏ sau đó cắt bỏ những lá hỏng và rễ hỏng) 2: Xử lý nấm virus ((bằng Kasumin 2L, Ridomil Gold, Afamil,…. có thể mua tại các quầy thuốc thực vật và phun theo đúng tỷ lệ trên nhãn của sản phẩm)) 3: Ngâm cây vào dung dịch,(nên ngâm nước một ngày với công thức: 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê phân bón 30-10-10, 10 + 1 viên thuốc tránh thai + 20 l

Lan Hồ điệp Cách trồng và chăm sóc

Hình ảnh
Lan Hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis amabilis là loài lan có hoa lớn, đẹp, bền. Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng có ở bán đảo Mã Lai, Indônêxia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn độ và Châu Úc. Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Đến năm 1753, Linné đổi lại là Epidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay. Đây là giống gồm các loài có hoa lớn đẹp, cuống ngắn gom lại thành những chùm lỏng lẻo : đơn hay phân nhánh. Lá dài và cánh hoa phẳng, trải rộng, thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa. Môi liên tục, có góc trục kéo dài, vì mang một điểm nhú nhỏ ở gốc, phiến bên trải rộng hay hướng lên một ít, phiến giữa trải ra nguyên vẹn hay có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ phận phụ có dạng thay đổi : trụ bán nguyệt dày ở bên trên, thẳng hay hơi cong. Và vô số loài lan Hồ điệp lại đã được

Khữ Trùng & Diệt Bệnh

Hình ảnh
Khữ Trùng & Diệt Bệnh KHỬ TRÙNG Tại sao ta phải khử trùng và trong trong trường hợp nào? Trường hợp thông thường nhất là dùng kéo để cắt lá hoặc dùng dao để xẻ lan ra thành nhiều nhánh. Trước khi cắt, ta cần phải khử trùng chiếc kéo hay con dao vì đây là nguồn bệnh đi từ cây này sang cây khác. Vì vậy mỗi khi cắt hay xẻ cho cây khác, trước hết ta cần phải khử trùng cho dao, kéo. Cách bảo đảm nhất là hơ dao, kéo trên lửa khoảng một phút. Có thể dùng lửa ở bếp gas hay bằng chiếc đèn xì bằng gas. Trước khi hơ nóng dao, kéo cần phải chùi sạch nhựa cây hay những sơ hay mảnh vụn bám vào dao, kéo. Có người dùng lưỡi lam cạo râu mới cho mỗi lần cắt xong rồi vất bỏ. Có người dùng thuốc tẩy Chlorox (Eau de javel) 50% để lau dao, kéo nhưng cách này làm cho dao kéo chóng bị rỉ xét. Cắt xẻ xong rồi chúng ta cần phải khử trùng ở vết cắt tránh cho vi trùng hay nấm xâm nhập vào cây lan. Trên thị trường có rất nhiều thứ thuốc khử trùng, xin liệt kê một vài thứ thông dụng nhất: Cinnamon Powder Bột Q

Thuốc trị bệnh cho lan

Hình ảnh
Cần chú ý khi sử dụng thuốc: - Nội hấp: cây hấp thu qua thân, lá, rễ vào trực tiếp cây, trừ bệnh từ bên trong trừ ra. - Lưu dẫn: cây hấp thu từ trên xuống dưới và ngược lại. - Phổ rộng: trừ nhiều bệnh, diệt bệnh, sau từ bên ngoài cây diệt vào. ——————————————————————————————— Anvil: trừ bệnh rỉ sắt rất tốt cho lan. Ngoài ra còn trị bệnh khô vằn, đóm đen, đóm lá, đóm vòng. Giá 60k/1 chai 100ml. Dithane M-45: Thuốc trừ nấm dạng tiếp xúc, phổ rộng. Trừ được vài trăm loại nấm bệnh thông dụng. Ngoài ra còn bổ xung Mn và Zn làm cho cây cứng cáp, thích hợp thay đổi môi trường, ngừa bệnh. Giá 60k/1 gói 250g. Trừ nấm sinh học Agri-Fos, chuyên trị thối nhũn. Dùng tốt trong mùa mưa. Cần tưới đủ loại trừ nấm để chống thối tốt cho cây. Giá 120k/1 chai 500ml. * Viên sủi trị thối nhũn: đặc trị, dùng tăng gấp đôi liều để trị, dùng liều theo bao bì để ngừa. Dùng tốt cho mùa mưa và cho cây hồ điệp. Giá 20k/1 viên.   * Antracol: trừ nấm bệnh nhiều loại (xem trên bao bì), bổ xung kẽm cho cây. Giá 40k/1

Bệnh của hoa lan và cách chữa trị

Hình ảnh
Nhiễm trùng - Đốm và thối (Bacterial spot/Rot) Bệnh nay do vi trùng Pseudomonas và Erwirnia làm cho chết cây và lan sang các cây khác mau lẹ. Dấu hiệu: Lá hay cuống lá có đốm hay vệt mầu nâu hay đen hay phỏng nước từ từ loang to. Hoa có đốm mầu hồng hay nâu nhạt .Rễ bị nhũn ra và ngửi có mùi hôi. Cách ngăn ngừa và chữa trị: Hãy cắt bỏ hết những chỗ bị thối và cắt sâu thêm ít nhất là 2 phân vào phần còn khỏe mạnh. Dao kéo cắt cây phải đốt qua lửa để diệt trùng. Rắc bột diêm sinh vào chỗ cắt để khử trùng, khử nấm. Nếu gốc cây hoặc rễ bị thối nên thay chậu bằng chậu sạch và vỏ cây mới. Để xa những cây lành mạnh Tăng cường sự thoáng gió Giảm độ ẩm Bớt tưới nước và tránh làm ướt lá. Bệnh nấm (Fungal diseases) Nấm thối đen (Black rot: Phythopthora) thường xảy ra cho lan Cattleya và nhiều loại khác. Dấu hiệu: mầm non bị thối đen từ gốc lan lên trên và có những chấm mốc trắng bên ngoài. Bệnh này lan ra nhanh chóng từ cây nhỏ đến cây lớn. Thông thường cây sẽ chết, mặc dầu đã cắ

Thuốc trị bệnh cho lan - Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Lan

Hình ảnh
Nguồn: Nghệ nhân Mai Văn Mạnh Như các cây trồng khác, cây lan cũng bị gây hại do nấm và vi khuẩn. Bệnh hại lan là một trong những khó khăn và trở ngại của những người trồng lan. Bệnh gây hại trên rễ, thân, giả hành và hoa. Trên rễ, thân và giả hành nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây suy yếu rồi chết. Bệnh trên lá và hoa gây mất vẻ mỹ thuật không trầm trọng đến mức chết cây. Sau đây là các bệnh do nấm và vi khuẩn thường gặp trên cây lan. BỆNH THỐI ĐEN (BLACK ROT) Tác nhân Nấm Phytophthora palmivora, Buti (Phytophthora cactorum, Shroet). Theo tài liệu của Hội hoa lan Hoa Kỳ còn có thêm tác hại của nấm Pythium ultimum, Trow. cùng có một lúc hoặc riêng lẻ. Triệu chứng Bệnh này tiêu biểu và tai hại nhất cho bất kỳ họ nào của lan, Cattleya đặc biệt dễ nhiễm bệnh. Bệnh nặng được quan sát vào mùa mưa ẩm hoặc trong suốt thời kỳ có sương mù của mùa lan. Cây sẽ bị chết sau một thời gian bị nhiễm bệnh. Nấm bệnh có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cây lan,

Phân bón cho lan Cattleya cây non và cây tách chiết

Hình ảnh
Cây con khi lấy ra khỏi chai, sau khi xử lý xong các công đoạn, lấy 1giọt Super thrive hòa trong 4 lít nước, tưới cho cây con trong vòng một tháng. Khi nhìn thấy rễ mới nhú ra, hoặc rễ của cây con phát triển tốt, ta tưới phân bón 30 -10 – 10 1.Phân bón cho cây Cattleya con Cây con khi lấy ra khỏi chai, sau khi xử lý xong các công đoạn, lấy 1giọt Super thrive hòa trong 4 lít nước, tưới cho cây con trong vòng một tháng. Khi nhìn thấy rễ mới nhú ra, hoặc rễ của cây con phát triển tốt, ta tưới phân bón 30 -10 – 10, liều lượng 1g/4 lít nước + B1. Sau đó tưới phân bón 20 – 20 – 20 cũng bằng liều lượng trên + B1. phân bón cho cattleya đủ lượng cây sẽ cho màu sắc đẹp phân bón cho cattleya đủ lượng cây sẽ cho màu sắc đẹp 2. Phân bón cho cây Cattleya nhỏ - Khi cây con lớn khoảng 2 -3 tép chuyển cây sang chậu theo lứa tuổi cây, dùng phân bón 30 – 10 – 10 liều lượng ½ muỗng café / 4 lít nước + 1 muỗng café B1 ( B1 thuần túy). - Tuần kế tiếp dùng phân bón 20 – 20 -20 liều lượng ½ muỗng café /

Phân bón cho lan Cattleya trưởng thành

Hình ảnh
Phân bón dùng cho các loại cây này thường đòi hỏi sự quan sát bằng mắt, mùa, thời tiết, giống cây để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn. Trừ các loại cây nở hoa theo mùa, thường là các loài nguyên thủy, các cây gốc xứ lạnh đòi hỏi có nhiệt độ lạnh, các cây lan lai sau này nếu bón phân đúng thời điểm của cây thì cây ra hoa gần như đạt theo ý muốn. Trước tiên ta sắp xếp theo từng khu : cây siêng bông, cây nguyên thủy, cây hoa màu trắng và theo độ trưởng thành, cây gần ra hoa đòi hỏi nắng gió nhiều. - Tuần đầu tiên, trước ngày tưới phân bón, buổi sáng tưới thật đậm nước, sau đó dùng A.100, V.100, S.100, liều lượng 2cc mỗi thứ trong 1 lít nước. Buổi chiều xả nước đẫm, qua hôm sau tưới 30 – 10 – 10 liều lượng 1 muỗng café/ 4lít nước, tưới từ lá, mặt sau lá xuống đến chậu. Trong giai đoạn này khi ta đã sử dụng A.100, V.100, S.100 thì 3 tháng một lần mới tưới lại, còn chưa tới lần nào thì 6 tháng 1 lần. Sau 2 lần thì rút thời gian xuống 3 tháng 1 lần. Mỗi lần tưới 30 – 10 – 10 ta lấy B1

Kinh nghiệm trồng lan Cattleya

Hình ảnh
Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và đặc biệt có mùi hương rất quyến rũ đang trở thành thú chơi thượng đẳng của những người chơi lan. Cattleya có tuổi thọ rất dài, có thể sống đến 20 - 30 năm nếu chăm sóc tốt. Cattleya có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, có những loại cattleya độc đáo giá lên đến 1 - 3 triệu đồng cho một nhánh lá, trong khi chậu lan thông thường giá chỉ 200.000 đồng. Những người mới bắt đầu sở hữu chậu lan Cattleya, nhất là chậu lan quý rất lúng túng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho cây lan xanh tốt, trổ hoa. Ông Lê Nhị Trí (Q.2, TP.HCM) là một trong những người trồng và chơi lan Cattleya thành công đầu tiên của Việt Nam, đồng thời cũng là người đang lưu giữ nhiều giống Cattleya độc đáo, quý hiếm. Ông Trí ngoài việc sưu tầm, còn cung cấp giống Cattleya cho người chơi lan. Với kinh nghiệm của mình, ông Trí hướng dẫn cách trồng, chăm sóc và điều khiển ra hoa loài lan này như sau: Cách trồng cây con Chọn nhánh lan khỏe, tép to, màu xanh tốt, kh

Cách chăm hoa phong lan

Hình ảnh
Phong lan là loài hoa nở lâu ngày và được nhiều người chọn để làm đẹp cho nhà mình. Tuy nhiên, đây là một loại hoa khó trồng, nếu không biết cách chăm sóc, nó rất dễ chết. Dưới đây là một số kỹ thuật trồng. Trồng trong chậu Nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn. Chọn chậu có nhiều lỗ thoáng. Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Nên cho đất to xuống đáy chậu và đất nhỏ trên bề mặt. Trồng ghép trên thân cây khác Bạn có thể dùng thân cây còn sống để trồng ghép, nhưng cần tỉa bớt tán nhánh. Chú ý là không phải vị trí nào của thân cây cũng có thể ghép được. Cây chỉ phát triển tốt khi chúng được ghép ở phía ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông). Cách trồng này thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là lan rừng. Nếu muốn ghép lan với các thân cây đã chết, bạn phải cắt cây thành khúc ngắn để dễ treo. Nên chọn những cây mục và bóc vỏ đi vì vỏ sẽ là nơi trú ẩn của côn trùng phá hoại. Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng lên

CÁCH HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LAN CƠ BẢN NHẤT

Hình ảnh
1-Không được tưới phân khi chậu khô. Nên tưới nước sơ qua trước khi tưới phân. 2-Nên tưới phân khi chậu lan có độ ẩm cao. Thời gian tốt nhất là sáng và chiều mát. 3-Cữ nước sau khi tưới phân nên tưới thật đẫm để xả hết phân và làm cây hấp thụ phân tốt hơn. 4-Nên dùng phân tan chậm nếu không thường xuyên tưới phân. Phân tan chậm nên bọc vào vải rồi bỏ ngoài thành chậu. Tưới nước nhiều để phân tan chậm phân huỷ tốt. 5-Trồng lan phải thường tưới phân thì cây mới tốt được. Nên tưới 1 tuần 2 lần, nếu tưới 2 ngày 1 lần thì nên tưới loãng. Nên tưới đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cho cây, để cây có đầy đủ đa, trung, vi lượng. 6-Khi tưới lan nên tưới từ từ cho lan ướt thật đẫm. Nên tưới nước và phân dạng phun sương, hạt nước càng nhỏ càng tốt (sương). 7-Phân phải hòa tan vào nước hết, quậy thật đều trước khi tưới. Nếu là phân thuốc dạng nước, nên lắc đều rồi pha vào nước. 8-Nên cân bằng lượng N-P-K trong 1 tuần hay 2 tuần để cây có đầy đủ chất làm phát triển: thân, lá, chồi, rễ, h