Tóm tắt chăm sóc cây mai trong chậu Phần 3 (Tiếp theo)

Mùng 5 là hết tết rồi,

bạn ra cây ra sân chỗ có nắng nhẹ để cây từ từ thích ứng trở lại với nắng.cắt bỏ hết các nụ đã nở hoa..bỏ luôn nụ chưa nở..

- Nếu cấy đã ra lá thì ngày 8 bạn tưới cho cây 1 lần phân loãng và phun 1 lần phân bón lá 501 hoặc 30-10-10 để cây tích trữ thêm 1 ít sức mạnh chuẩn bị cho :
Xả tàn sau tết.
-nếu cây chưa ra lá, thì không được tưới phân và phun phân

Cắt tỉa sau tết ( xả tàn)

Sau khi tỉa bỏ bông lá xong rồi…cây mai sẽ lộ ra tất cả chi cành trần trụi 1 bộ khung …bây giờ bạn phải tỉa cành :

Nếu là 1 cây mai đã hoàn chỉnh về dáng thế.. thí dụ như mai bình Định,,bạn chỉ nên tỉa sơ, tỉa phớt đầu cành thôi .

Hãy quan sát kĩ từ đầu ngọn của 1 cái cành, dò lần vào bên trong khoảng 1 tấc hoặc 5cm sẽ thấy vết cắt năm ngóai, đã hoặc chưa thành thẹo có màu nâu đen của gỗ khô Nhích ra 2 mắt lá rồi cắt

Sở dĩ phải nhích ra 2 mắt lá là vì cành bên trong đã già rồi..nếu bạn cắt ngay vết cắt cũ có thể sẽ không nảy được mầm vì thời gian nấm bịnh đã làm các mầm ngủ chết rồi

Nhích ra 2 mắt lá…vì 2 mắt lá này thuộc cành mới mọc năm ngoái,,nên còn non mầm ngủ chắc chắc còn sống và sẽ mọc ra 2 tược mới, các tược mới này sẽ mọc ra các lá rất nhặt ( sát nhau)… như thế cây sẽ không bị phá dáng thế

Mặt bất lợi nữa nếu bạn tỉa sâu vào bên trong. Nếu mầm có mọc ra sẽ phóng rất mạnh với mắt lá rất thưa, bạn sẽ mất công phải uốn, tạo khúc chiết lại cho chi sẽ rất mất công…mà chưa chắc bạn uốn đẹp bằng cành cũ đã bị cắt mất

2 tấm hình dưới đây chụp 1 cây mai cách nhau tới 3 năm, tấm hình đầu trong hội hoa xuân năm 2011..khi cây đang nở hoa ( dáng tự do phóng khoáng)
Tấm hình dưới…là đầu năm 2013 sau khi xả tàn xong..
Bạn thấy người ta chỉ tỉa phớt thôi…để giữ mãi dáng thế đã hoàn chỉnh cũ

Đang nở hoa đầu năm 2011 Tân Mão :


Cắt tỉa xong khoảng đầu năm 2013 ( hình của dblongthanh):


Mai Bình Định sau khi xả tàn xong ( hình của Toại Nguyện ):



Với cây mai chưa hoàn chỉnh còn khuyết tàn thiếu chi…bạn có thể uốn để kéo bớt cành thừa về bên khuyết tàn..uốn cho vừa ý sau đó xả bỏ các chi tiết thừa

Cây không lá trần trụi rất dễ nhận ra các khuyết điểm và rất dễ uốn kéo cành sao cho tròn..cho đẹp

Bạn cũng có quyền cắt sâu…từ đó sẽ mọc ra cành mới và mọc rất nhanh với mắt lá thưa..bạn bấm tược để chi phân nhánh thứ cấp. cây sẽ mau chóng lấp đầy chỗ khuyết, trống..
.................

Thay chất trồng cho cây

Mai trồng chậu, tự tay chăm sóc lấy,nếu chất trồng là đất phù sa. khuyên các bạn nên dùng hữu cơ là chủ lực. vô cơ chỉ nên thêm vào trong các giai đoạn kịch yếu
Đất chậu sẽ luôn luôn phì nhiêu. Cây luôn xanh tốt, hằng năm công xuất hoa vẫn cứ cao.thì sự thay đất hầu như không cần phải lưu tâm nữa

Tuy nhiên vẫn phải quan sát :
Nếu thấy bón phân đầy đủ mà cây vẫn cằn cỗi.ít ra tược, lá mỏng đi ,bông nụ không còn nhiều nữa .có ngĩa là đất đã suy thoái , đến lúc phải thay đất

Với mai trồng bằng trấu hun, khi thấy chất trồng đã nát mịn..hoặc khó thấm nước..cây cằn cỗi , ít tược, bông giảm là đến lúc phải thay chất trồng mới rồi ( khoảng 3 hoặc hơn. có cây bền bỉ tới 7 năm )
-Với mai lớn nên thay vào lúc đầu năm
-Với mai nhỏ thay lúc đầu năm hay tháng 4 vẫn được

Với mai lớn cách thay an toàn nhất mà không ảnh hưởng đến sức phát triển của cây là thay 1/3 đất mỗi năm
Moi cạnh chậu..( đừng moi gần gốc)nếu thấy rễ đã đặc thì dùng dao bén cắt bỏ, sau đó đổ đất mới vào..
Mỗi năm làm 1 phần. sau 3 năm là giáp 1 vòng

Với mai nhỏ bạn ngiêng chậu rồi nhấc chậu lên giọng cạnh đáy xuống
Xoay chậu sang bên kia rồi cũng ngiêng chậu nhấc lên giọng cạnh đáy xuống đất..
Bầu đất sẽ tróc ra,lúc này bạn nhấc cây ra khỏi chậu dễ dàng

Nếu thấy rễ chưa thành 1 khối đặc..thì giũ bớt chất trồng lấy ra tối đa 1 nửa đất thôi ( cái lõi đất ở giữa ôm cái “rễ đuôi chuột” đã bị cắt tuyệt đối không được đụng tới)

Nếu thấy rễ đặc thành 1 khối cứng ngắc..bạn dùng dao bén cắt bỏ bớt đi, cắt thật ngọt vành ngoài của bầu đất, sau đó bới cho bung bớt đất cũ ra. vì cái màng ngoài của bầu đất có rất nhiều đầu rễ đang đan cứng lấy nhau như lưới
khi đầu rễ bị gọt mất...bên trong xốp hơn rất dễ moi đất cũ ra

Đáy chậu phải làm 1 lớp lót để chắc chắn thoát nước mạnh..đổ lên 1 lớp chất trồng mới, sau đó đặt bầu rễ cây vào, rồi đổ đất cho đầy.
Tưới nhiều lần nước cho chắc chắn chất trồng ôm kín bầu đất
Tuyệt đối không nên dùng tay ém đất, mà chỉ nên dùng tay lùa đất hoặc dùng nước để đất len kín vào tất cả các hang bọng nếu có
Để cây trong giàn có lưới che, hôm sau tưới 1 lần nước có pha chất kích rễ
15 ngày sau mầm mới sẽ mọc lên

-Với mai Bình Định : bạn nhìn kĩ cây bon sai B Đ dưới đây :



Các cây mai BĐ luôn như mọc trên 1 cái gò cao lộ rễ.

Nó được trồng bằng đất phù sa tốt bền lắm đấy…bạn đừng thay đất của nó mà hãy làm phì nhiêu thêm đất phù sa trong đó thì tốt hơn là thay mới đấy,,
làm màu mỡ thêm cho đất chậu rất đơn giản :
Cắt tole hoặc 1 miếng nhựa mỏng quay quanh vành chậu và cao hơn gốc
Sau đó đổ phân hữu cơ mục vào (cao khoảng 8cm hoặc hơn) cho lấp kín luôn cổ rễ tới sát gốc Chất màu mỡ sẽ thấm vào bầu đất…rễ cũ trong bầu đất sẽ dài ra quay đầu lên ăn vào phân hữu cơ mục này…khoảng tháng 7 rễ sẽ mọc ngẹt và nổi lên

Khoảng ngày 25 tháng chạp khi nụ xanh đã bung ra chuẩn bị nở hoa tết bạn tháo bỏ vành quanh chậu này…dùng vòi nước xả bỏ cái gò này..
Hoặc dùng dao thật bén lạng bỏ cái gò chứa rễ và phân hữu cơ mục năm ngoái này đi
Gốc cây trở lại như mọc trên cái gò như lúc bạn mới mua về

Ăn tết xong lại quây tole vành chậu, rải ít vôi + super lân rồi đổ phân mục mới vào như cũ

Với cách này, đất trong chậu luôn màu mỡ do được bồi dưỡng hằng năm..các rễ trong bầu đất dài ăn ra tới vành chậu..sẽ quay đầu lên để ăn vào chất trồng mới mà ta bổ sung phủ tới gốc..( sẽ có cả mao rễ mới mọc từ thân rễ lộ)
Mỗi năm mỗi thay phần đất lấp cổ rễ quanh gò cũng có ngĩa là mỗi năm đều cắt bỏ đầu rễ cũ..và cây mỗi năm mọc thêm ra đầu rễ mới. với chất trồng mới, mà không hề làm chựng ( giảm đà phát triển) cây

Sau khi đã xả tàn thay chất trồng hoặc thêm phân hữu cơ xong...đem cây vào giàn giảm nắng. tưới 1 lần chất kích rễ như root2....

khi thấy tược non bắt đầu phun ra thì đem cây ra nắng 100%

phun ngừa bọ trĩ 4 tới 5 ngày 1 lần

phun tưới chất kích rễ 7 ngày 1 lần

khoảng đầu tháng 2 al khi lá đã nhiều , và nhiều lá đã có màu xanh, thì bắt đầu tưới phân loãng hoặc bón phân dơi cho cây 1 tháng 1 lần 1 chén phân dơi cho chậu đường kính 0m4 rải phân dơi lên mặt chậu rồi phủ rơm rạ hoặc trộn phân dơi vào đất chậu . đồng thời phun ngùa nấm định kì 10 ngày 1 lần và luân phiên thay thuốc

Dùng alaska phun cho lá 10 ngày 1 lần vào lúc chiều
Dùng agrostim phun cho lá 15 ngày 1 lần

nếu lá có ít ngĩa là cây đó yếu. không được bón phân mà chỉ được phun tưới, chất kích rễ cho đến khi tàng lá đã nhiều, mới được quyền bón phân ( có thể phải chờ đợi đến tháng 4 cây mới đủ lá đấy) vẫn phải phun ngừa nấm

sự bón phân sớm khi cây chưa đủ lá chỉ đưa đến hư luôn cây thôi

Đặc biệt riêng cho các cây có thay đất mới ( từ trên 50%) vì sự thay đất nhiều này có chạm và có mất bớt rễ..nên phải cẩn trọng
Đất mới là phân rồi đó…do đó sự thêm phân bón cho các cây này phải từ sau tháng 3… sự thêm phân sớm quá sẽ làm hư rễ
Trong thời gian 2 tới 3 tháng đó chỉ nên phun tưới chất kích rễ khoảng 10 ngày 1 lần là đủ rồi

Bón phân thế nào là tuyệt kĩ của mỗi vườn…do đó hiếm có sự tranh cãi về kĩ thuật, công thức bón phân…vì tất cả các vườn đều có kết quả giống nhau đó là những cây mai nhiều bông rực rỡ và sau tết cây phục hồi sức khỏe mạnh mẽ
Tuy nhiên 1 công thức bón phân như hướng dẫn trên dù kết quả là đã cho những mùa hoa hoành tráng, và cây khỏe mạnh,ít bịnh và đất ít bị suy thoái

Bằng chứng là có cây trên 8 năm rồi chưa thay đất mới, cây vẫn mạnh, tược vẫn nhiều lá vẫn xanh dày nổi gân và óng ả…mùa hoa vẫn cho công xuất cao

Nhưng chưa hẳn đó đã là 1 công thức. 1 cách thức lí tưởng, do đó vẫn phải tìm tòi thêm

Với cây trong chậu thì theo tôi là bón ít phân hoặc bón loãng nhưng bón làm nhiều lần sẽ có lợi hơn là bón 1 lần nhiều ( đậm ) phân

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ký tự viết tắt trong chat & email

dung lượng RAM lớn nhất mà HĐH cấu trúc 32-bit nhận được

Ubuntu LAMP Server