bài 4: Phát hành công chúng lần đầu- IPO

Ở bài 2-phân loại TTCK,q đã nhắc sơ qua về IPO.H sẽ học kĩ nhé..Q nhận thấy bài này hơi khó nha..cùng cố gắng nhé ...
IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hay bất thường. Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau khi đã IPO thì các lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị trường thứ cấp
I.Lí do dẫn đến việc DN tiến hành IPO: huy động vốn nhằm mở rộng quy mô SX kinh doanh

II.Điều kiện IPO:

Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;
- Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.
- Số cổ đông tối thiểu là 100 người,và 100 người này phải nắm giữ tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
III.Đấu giá thực hiện IPO

Bước 1 -Chuẩn bị đấu giá
- Cơ quan quyết định cổ phần hóa/Ban chỉ đạo cổ phần hóa xác định giá khởi điểm của cổ phần đấu giá.
- Công bố thông tin về doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức đấu giá tối thiểu 20 ngày trước ngày tổ chức đấu giá.
- Phối hợp với cơ quan tổ chức đấu giá thuyết trình về doanh nghiệp cho nhà đầu tư nếu cần.
Bước 2 - Thực hiện đấu giá
- Cơ quan tổ chức đấu giá tiến hành nhận đơn đăng ký mua và tiền đặt cọc của nhà đầu tư theo quy chế đấu giá
- Nhà đầu tư bỏ phiếu tham dự đấu giá bằng các hình thức: Bỏ phiếu trực tiếp tại doanh nghiệp (nếu tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp); Bỏ phiếu trực tiếp tại tổ chức tài chính trung gian (nếu tổ chức đấu giá tại tổ chức tài chính trung gian); Bỏ phiếu trực tiếp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán và các đại lí được chỉ định; Bỏ phiếu qua đường bưu điện do cơ quan tổ chức đấu giá quy định.
Bước 3 - Tổ chức đấu giá và xác định kết quả đấu giá
- Cơ quan tổ chức đấu giá tiến hành các thủ tục bóc phiếu tham dự đấu giá và nhập các thông tin vào phần mềm đấu giá.
- Xác định kết quả đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp đến khi đủ số lượng cổ phần chào bán. Tại mức giá trúng thầu thấp nhất, với trường hợp các nhà đầu tư cùng đặt mức giá bằng nhau, nhưng tổng số cổ phần còn lại ít hơn tổng số cổ phần đăng ký mua thì số cổ phần của từng nhà đầu tư được mua xác định như sau:
Số cổ phần nhà đầu tư được mua = Số cổ phần còn lại x (Số cổ phần từng nhà đầu tư đăng ký mua/Tổng số cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua)
- Lập các biên bản liên quan đến buổi đấu giá gửi cho cơ quan quyết định cổ phần hóa, Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp và cơ quan tổ chức đấu giá
- Công bố kết quả đấu giá cổ phần và thu tiền mua cổ phần.
Bước 4 - Xử lý các trường hợp vi phạm quy chế đấu giá
- Việc xử lý các trường hợp vi phạm được thực hiện theo quy định của quy chế đấu giá.
- Nhà đầu tư không được nhận tiền đặt cọc nếu vi phạm quy chế đấu giá.
Bước 5: Xử lý đối với số cổ phần không bán hết trong đấu giá nếu có
- Nếu sổ cổ phần nhà đầu tư từ chối mua nhỏ hơn 30% tổng số cổ phần chào bán thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa thực hiện bán tiếp cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo phương thức thỏa thuận với giá không thấp hơn giá đấu thành công bình quân của cuộc đấu giá.
- Nếu số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng thầu từ chối mua từ 30% tổng số cổ phần chào bán trở lên thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa xem xét, quyết định tổ chức bán đấu giá tiếp số cổ phần từ chối mua (đấu giá lần 2). Giá khởi điểm trong trường hợp đấu giá lần 2 này không được thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất.
Câu hỏi thảo luận :
1.Có rất nhìu hình thức huy động vốn,vd như vay tín dụng ngân hàng,vậy tại sao DN lại tiến hành IPO?? Lợi ích của DN khi tiến hành IPO ???
2.Phân biệt IPO và việc 1 cổ đông hiện hữu bán lượng cổ phần đang nắm giữ (hay còn gọi là Chào bán cổ phần - Offer for Sale )

Nhận xét

  1. Việc IPO để huy động vốn thường là lớn. Khi doanh nghiệp tiến hành IPO từ đó sẽ mở ra nhiều thuận lợi về tài chính khác.
    Khi tiến hành IPO, doanh nghiệp sẽ có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn, bên cạnh đó các điều khoản về tài sản cầm cố của doanh nghiệp sẽ ít bị phiền toái hơn (do doanh nghiệp trước khi IPO phải đảm bảo rất nhiều các điều kiện phát hành rất khó khăn và báo cáo của công ty phải được thực hiện một cách nghiêm túc).
    Ngoài ra, việc IPO cũng giúp doanh nghiệp nổi tiếng hơn, trở thành ứng cử viên tốt để làm đối tác liên doanh đối với các công ty nước ngoài.
    Bên cạnh đó, IPO sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược rõ ràng cho doanh nghiệp phát triển.

    khi vay tín dụng ngân hàng.. cty đó sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn để có thể vay dc vốn .. đồng thời chịu áp lực từ chính lãi xuất của khoản vay đó....
    trong khi IPO thì sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn ( cái này còn tùy thời điểm) với mệnh giá phổ thông là 10k khi IPO cổ phiếu đó có thể dc giá cao hơn nhiều lần và cty sẽ ko phải bị áp lực bởi lãi suất ...và với đồng vốn thu dc từ IPO , cty đó sẽ kiếm dc lợi nhuân nhiều hơn ...

    Trả lờiXóa
  2. Câu 1:

    Trước hết theo mình thấy trong cái lợi nào cũng có cái hại và ngược lại (phải chăng mình là người ko có lập trường T_T) còn nó hại thế nào chắc đọc mấy dòng ở dưới thì mọi người thừa sức hiểu

    * Không phải trả lãi cho ngân hàng, không nợ nần chú nào hết => lời thì chia lãi với cổ đông, lỗ thì cổ đông chịu chung
    * Nếu kinh doanh có lãi, giá cổ phiếu tăng => có lợi cho lần phát hành sau và ngược lại
    * Vẫn có thể đi vay ngân hang sau khi đã IPO
    * Chia sẻ quyền điều hành với các cổ đông, đây có thể nói là cái lợi và cũng là cái hại ( Ví dụ bị các ông lớn khác khống chế T_T )
    * Bước đệm để đi lê sàn ( nhảy )
    * Nếu tiền mang về sau đợt IPO quá bé so với tiền để thực hiện IPO thì hiệu quả có thể thấp hơn là đi vay ngân hàng (trường hợp DN thực sự muốn có vốn làm ăn này nọ )

    Câu 2 :

    * IPO là huy động vốn cho doanh nghiệp, TTTC khác chính là câu thành ngữ “tiền không tự sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển từ tay kẻ này sang tay kẻ khác”
    * Lượng CP của IPO luôn lớn hơn lượng cổ phiếu của các cuộc buôn bán nhỏ lẻ kia (trừ 1 siu cổ đông)
    * Việc 1 cổ đông bán CP đi thì phản ánh thái độ của CĐ về CP của DN mà họ nắm giữ (ví dụ thái độ ko tin tưởng vào tương lai DN, bán chỉ để kiếm lợi, .....) . Còn việc IPO phản ánh việc người ta có thái độ thế nào về tương lai DN.
    * IPO được đấu giá bài bản và tốn time nhiều, còn mua bán thỏa thuận kia chỉ là trong "chốc lát"
    * IPO là SC còn cái kia là TC. KHông có IPO thì hem có cái kia luôn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ký tự viết tắt trong chat & email

Category 5 / 5E & Cat 6 Cabling Tutorial and FAQ's

Ubuntu LAMP Server